-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Các bộ phận của xe ô tô dễ bị hư hỏng nhất mà bạn cần biết.
Nguyễn Thị Thu Hà
20/01/2021
0 nhận xét
Các bộ phận của xe ô tô đều được đưa ra khuyến cáo về tuổi thọ sử dụng, tuy nhiên, tuổi thọ đưa ra chỉ dựa trên điều kiện hoạt động tiêu chuẩn của xe, còn trên thực tế, có những bộ phận tuổi thọ sử dụng bị rút ngắn lại đột ngột. Có 7 bộ phận của xe ô tô dễ bị hư hỏng nhất mà bạn cần biết. Đó là:
1. Lốp và mâm xe (la zăng)
Tuổi thọ sử dụng của 2 bộ phận này, phụ thuộc rất nhiều vào cách sử dụng của chủ xe, chỉ một tính huống bất cẩn của người điều khiển cũng sẽ gây hư hại nghiêm trọng cho lốp và la zăng, kể cả những tình huống mà các bạn không ngờ tới, chẳng hạn như:
– Việc đi với tốc độ nhanh, phóng qua ổ gà, vô tình gây ra những cú xóc mạnh, gây tổn thương lốp, thậm chí còn làm méo la zăng ở một mức độ nào đó mà bản thân chúng ta không thể nhận thấy bằng mắt thường, nên cho rằng xe không bị ảnh hưởng.
– Hoặc đơn giản là việc leo vỉa hè một cách cẩu thả, khiến lốp bị cà vào vỉa hè, làm rách lốp hoặc nổ do chịu áp lực lớn.
– Thường xuyên di chuyển trong tình trạng lốp bị thiếu hơi, cũng là nguyên nhân khiến cho tuổi thọ lốp bị giảm, nên trang bị thêm dụng cụ kiểm tra áp suất lốp, cộng với một máy nén hơi khí nén mini để bơm hơi trong những trường hợp cần thiết.
Để đảm bảo độ bền của lốp, tốt nất sau khoảng 10.000km chạy thì nên đảo lốp xe một lần, đồng thời các bạn nên thực hiện kiểm tra và cân bằng động.
Với những xe đã chạy được từ 20.000 – 25.000 km/ năm thì có thể hoa lốp bị mòn trước khi lớp cao su bị thoái hóa. Và đối với những xe ít sử dụng, có nghĩa là chạy khoảng 10.000km/ năm thì có thể rơi vào trường hợp hoa lốp vẫn còn tuy nhiên chất cao su đã bị thoái hóa.
Thông thường, với thời hạn 6 năm kể cả hoa lốp vẫn còn, nhưng bạn vẫn nên thay thế lốp mới, bởi trong trường hợp này lớp cáo su đã bị thoái hóa, làm tăng nguy cơ nổ lốp khi phanh gấp hoặc trong trường hợp các bạn phanh cua ở tốc độ cao.
Sau một thời gian sử dụng, lốp xe sẽ có dấu hiệu bì mòn, nứt, phai màu do điều kiện thời tiết, và thường xuyên tiếp xúc với đường.
2. Bóng đèn
Bóng đèn sử dụng cho xe ô tô hiện nay khá đa dạng, với nhiều loại đèn khác nhau như: halogen, xenon, HID, LED tuổi thọ sử dụng của mỗi loại là khác nhau.
Chẳng hạn như đèn halogen thì tuổi thọ sử dụng của nó khoảng 450-1000 giờ chiếu sáng ở điều kiện bình thường nếu mỗi ngày di chuyển 30 phút buổi tối sau đó được nghỉ ngơi, thì bóng đèn sẽ có tuổi thọ khoảng 50 năm.
Các đèn xenon, HID thì sẽ có tuổi thọ gấp đôi so với đèn halogen , đèn LED thì cũng có tuổi thọ cao hơn nhiều lần so với halogen.
Tuy nhiên, tuổi thọ của đèn xe bị giảm đáng kể nếu xe bị xóc mạnh hay xảy ra sự cố va chạm. Nguồn điện không ổn định, cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới tuổi thọ sử dụng của đèn.
Việc bóng đèn bị hỏng, đặc biệt là bóng bên lái sẽ cực kỳ nguy hiểm, hạn chế khả năng quan sát của các xe khác, do đó trong trường họp bóng bên lái đi hỏng mà chưa có bóng thay thế, hoặc chưa kịp mang xe đi sửa chữa, các bạn nên chuyển bóng còn lại sang để khắc phục tạm thời.
Tốt nhất, xe của bạn nên có một bóng đèn dự phòng khi cần, giá của một bóng khoảng vài trăm nghìn, có thể nằm trong tầm chi phí được. Khi di chuyển trong đêm, cần cẩn thận kể cả khi xe bạn được trang bị hệ thống chiếu sáng cực tốt, đặc biệt tại vị trí khuất tầm nhìn.
3. Cần gạt mưa
Xe thường xuyên bị phơi dưới trời năng gắt, sẽ khiến cho cần gạt kính bị hỏng và giảm hiệu quả sau khoảng 2 năm sử dụng.
Dấu hiệu để nhận biết: Nước không được gạt sạch, cần gạt bị vấp, có tiếng kêu trong quá trình gạt.
Với chi tiết này chủ xe cần chú ý, không nên cố bật gạt nếu cửa kính bị khô, vì sẽ sinh ra ma sát lớn giữa lưỡi gạt và kính lái ảnh hưởng xấu tới mô tơ, cơ cấu cần gạt và có thể sẽ làm trầy xước kính lái
4. Gioăng kính cửa sổ
Gioăng kính xe ô tô thường rất bền nếu được bảo quản tốt, tuy nhiên, với điều kiện thời tiết nóng ẩm của chúng ta, cùng với việc xe ô tô thường xuyên phải phơi ngoài trời, khiến các chi tiết bằng cao su bao gồm cả gioăng kính cửa sổ bị thoái hóa.
Khi gioăng kính ô tô bị chai cứng, hoặc nứt gẫy, dẫn tới việc cửa kính không thể đóng kín, làm giảm khả năng chống ồn của xe.
Do đó các bạn hết sức chú ý, trong trường hợp xe bị bám bụi nhiều, lâu chưa được vệ sinh, thì cần hạn chế việc lên xuống kính. Làm như vậy sẽ tránh được việc bụi bẩn chui vào bên trong, khiến cho cửa kính bị trầy xước, kẹt, làm cho gioăng nhanh bị hỏng.
Vệ sinh xe thường xuyên để tránh bụi bẩn bám lại trên kính xe và gioăng kính. Các bạn có thể mang xe ra các dịch vụ chăm sóc xe hoặc sắm một máy rửa xe ô tô mini để tự tay chăm sóc cho chiếc xe của mình.
Với kính xe, nên sử dụng loại dung dịch vệ sinh làm sạch đặc biệt, đảm bảo kính không bị mờ, và lóe khi di chuyển trong trời mưa, và buổi tối
5. Bề mặt sơn xe
Lớp sơn bóng loáng của xe dễ chịu nhiều tác động nhất từ yếu tố chủa quan tới khách quan. Kể cả khi người chủ xe giữ gìn xe cẩn thận, không xảy ra va chạm, thì qua thời gian lớp sơn này cũng dần bị giảm độ bóng, và có những vết xước li ti.
Việc vệc vệ sinh xe không đúng cách, do thợ rửa xe ẩu, hoặc do cách rửa xe ô tô tại nhà chưa đúng kỹ thuật là những nguyên nhân chính khiên sơn xe bị mờ, và xước.
Cách tốt nhất để bảo vệ lớp sơn xe là: rửa xe tại các điêm uy tín, sử dụng dung dịch chuyên dụng, có tính năng làm bóng và bảo vệ, không để xe ngoài trời nắng, hạn chế va chạm, nên dán keo hoặc phủ nano để bảo vệ.
6. Giảm xóc trước
Giảm xóc trước thường nhanh xuống cấp hơn so với giảm sóc sau vì lí do người điểu khiển xe thường phanh gấp, khiến cho hệ thống giảm sóc phải chịu áp lực lớn do trọng lượng của xe dồn lên.
Lỗi thường gặp ở giảm xóc là lỗi chảy dầu, khi giảm xóc bị hỏng có thể cảm nhận thấy rõ khi đi qua các gờ giảm tốc, đoạn đường xấu, hay đi vào ổ gà… khiến cho đầu xe bị lệch.
Trong trường hợp một trong hai giảm xóc bị hỏng, tốt nhất là bạn nên thay mới cả hai bên, bởi nếu chỉ thay một bên, thì quá trình xử lý xóc không đều giữa hai bánh xe, gây sự bất ổn khi xe đi trên một đoạn đường xấu.
7. Dây curoa
Nhiệm cụ của dây curoa là dẫn động cho hoàng loạt những bộ phận khác nhau như máy phát, lóc điều hòa hay là bơm trợ lực lái, ở một số dòng xe, bộ phận này còn được sử dụng dẫn động cho hệ thống bơm nâng gầm.
Với dây curoa, cần chú ý kiểm tra thường xuyên, để kịp thời phát hiện các vết nứt vỡ, hoặc bị chuột cắn đứt.
Trong trường hợp không có gì bất thường xảy ra, thì nên thay định kỳ sau khoảng 80.000-100.000km.
Đây là những bộ phận của xe ô tô dễ gặp phải hư hỏng nhất, do đó các bạn cần hết sức lưu ý trong quá trình sử dụng. Khi xe có bất kì sự cố nào cần được bảo dưỡng, xử lý kịp thời tại các gara uy tín.
Hãy liên hệ với chúng tôi, chúng tôi sẽ giúp bạn kiểm tra và thay thế sản phẩm một cách tốt nhất!
Công ty Cổ phần ĐTTM & DV Liên Việt
Chuyên cung cấp các thiết bị điện lạnh, nội thất ô tô, may ghế da
Nắp thùng bán tải, chăm sóc ô tô, bảo dưỡng ô tô chuyên nghiệp.
Phụ trách kinh doanh: Mrs Trang 01695 242 229 hoặc 0473 088 809
Địa chỉ: Lô số 1 KCN Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 0918.340.288 / ĐT: 0473.088.809
Website:http://lienvietauto.com/
Email: kinhdoanhlienviet@gmail.com
Bình luận:
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.